Ý NGHĨA VẠCH SƠN KẺ ĐƯỜNG

Ý NGHĨA VẠCH SƠN KẺ ĐƯỜNG

Ý NGHĨA VẠCH SƠN KẺ ĐƯỜNG

Ý NGHĨA VẠCH SƠN KẺ ĐƯỜNG –  GIẢI THÍCH Ý NGHĨA 12 VẠCH KẺ SƠN THƯỜNG THẤY KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Vạch sơn kẻ đường là một dạng tín hiệu có mục đích hướng dẫn và điều khiển giao thông. Tuy nhiên không phải ai tham gia giao thông đều đã nhận biết và nắm rõ ý nghĩa của các loại vạch sơn kẻ đường được quy định trong luật giao thông đường bộ.

Vạch số 1

– Nhận dạng: là loại vạch liền màu trắng, chiều rộng 100 mm

 

– Ý nghĩa: Dùng để phân chia tách 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe và ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm.

+ Các phương tiện giao thông  không được phép đè lên vạch sơn này.

 Vạch số 2

– Nhận dạng: Vạch liền, màu trắng, bề rộng 200 mm

 

– Ý nghĩa: Vạch kẻ sơn này xác định mép phần xe chạy trên các trục đường.

+ Các phương tiện giao thông được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết.

Vạch số 3

– Nhận dạng: Là vạch kép ( Gồm 2 vạch liên tục) màu trắng, có bề rộng bằng nhau và bằng 10m mm, cách nhau là 100 mm.

 

– Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng phương tiện tham gia giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên.

+  Các phương tiện không được phép đè qua vạch.

Vạch số 4

– Nhận dạng: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 100 mm.

 

– Ý nghĩa: Xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe.

Vạch số 5

– Nhận dạng: Là vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 100 mm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3.

 

– Ý nghĩa: Phân chia 2 dòng xe tham gia giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc nhiều hơn 2 làn xe chạy theo một hướng.

Vạch số 6

– Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 100 mm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1

 

– Ý nghĩa: Dùng để báo hiệu cho người điều khiển xe, đã gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.

Vạch số 7

– Nhận dạng: Vạch đứt quãng màu trắng rộng 100mm, khoảng cách giữa hai vạch là 500mm.

 

– Ý nghĩa: Vạch được kẻ theo cung đường cong, theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi các lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau.

Vạch số 8

– Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 400mm.

 

– Ý nghĩa: Vạch kẻ sơn này dùng để quy định ranh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy.

Vạch số 9

– Nhận dạng: Là loại vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 100mm và cách nhau 100mm.

 

– Ý nghĩa: Vạch kẻ sơn này quy định ranh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc hoặc chiều thuận hoặc có thể chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn giao thông xanh và đỏ đặt trên làn xe.

Vạch số 10

– Nhận dạng: Là vạch đứt quãng màu vàng, bề rông 100mm.

 

– Ý nghĩa: Vạch kẻ sơn này xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe.

Vạch số 11

– Nhận dạng: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét, hai vạch  song song có bề rộng 100mm, và cach nhau 100mm.

 

 Ý nghĩa: Vạch kẻ sơn này dùng để phân chia dòng xe chạy hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có hai hoặc ba làn xe chạy. Các lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng.

Vạch số 12

– Nhận dạng và ý nghĩa: Vạch kẻ sơn này chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “Stop” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch sơn này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy.

 

* Lưu ý: Trong trường hợp không có biển báo “Stop”, đèn báo hiệu hay người điều khiển giao thông thì vạch kẻ này sẽ không có hiệu lực

Trên đây là ý nghĩa của 12 vạch kẻ sơn đường thường thấy khi đang lái xe trên đường. Người tham gia giao thông cần phải hiểu và chấp hành theo các chỉ dẫn, vạch kẻ và hệ thống tín hiệu để đảm bảo an toàn cho mình và người khác.

CÔNG TY DELTA VIỆT NAM

Nhà máy sản xuất: Lô CN2, KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội

Website: https://sonvachkeduong.com

Hotline: 0989 130 668

Email:  sonvachke@gmail.com